Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất 2019

Rate this post

Bạn đang tìm kiếm mẫu giấy ủy quyền cá nhân nhưng không biết mẫu nào chuẩn nhất và chính xác nhất. Vậy giấy ủy quyền là gì? Nội dung trong đó chúng ta phải thể hiện như thế nào cho chính xác nhất. Xin mời bạn hãy tham khảo qua bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

mẫu giấy ủy quyền cá nhân

Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một loại văn bản có giá trị pháp lý trong việc bản thân người viết giấy muốn ủy quyền một hoạt động hay công việc nào đó cho một người khác. Hành động này phải qua sự xác lập của chính quyền địa phương.
Như vậy thì giá trị pháp lý là gì?
Trong những mối quan hệ pháp lý thì mối quan hệ ủy quyền cá nhân và cá nhân là mối quan hệ phổ biến nhất.

Các trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền

– Cha mẹ là người đại diện cho con cái chưa tới tuổi vị thành niên.
– Người từ đủ 15 tuổi đến trước 18 tuổi có thể là đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp khi pháp luật có giao dịch nhân sự thì phải đủ 18 tuổi trở lên.
– Vợ chồng cũng được xác lập giấy ủy quyền về tài sản trong thời gian hôn nhân.

Tải Mẫu giấy ủy quyền

=> Tải mấu giấy ủy quyền cá nhân

Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền

Đối với giấy ủy quyền thì cách viết cũng tương tự như những loaị giấy tờ khác. Đối với loại giấy này thì mức độ nghiêm túc cũng không kém những loại khác.

Nội dung ủy quyền
Người ủy quyền phải trình bày tất cả nội dung của vấn đề muốn ủy quyền. Cần ghi thời gian ủy quyền có giá trị từ ngày… đến ngày…
– Cần phải có những thỏa thuận cụ thể và rõ ràng về nội dung và phạm vi ủy quyền
– Thời gian ủy quyền bạn cần phải ghi rõ ví dụ như: giấy ủy quyền này có thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký.
– Bạn phải làm ít nhất 3 bản sao sau khi hoàn thành xong văn bản. Cả hai bên ủy quyền và được ủy quyền phải cùng nhau đến UBND từ cấp xã phường hay phòng công chứng để chứng thực về mặt tư pháp của chữ ký ủy quyền. Khi bạn đến chứng thực thì người cán bộ tư pháp chính là nhân chứng/ chứng kiến và xác nhận hai bên có đủ năng lực dân sự, cả hai bên tự nguyện tham gia vào mối quan hệ ủy quyền này.
– Nếu giấy ủy quyền có tính chất đơn giản, không bắt buộc phải có sự xác nhận của cơ quan nhà nước thì chúng ta có thể nhờ vào người thứ ba không có trách nhiệm và sự liên quan đến lợi ích của hoạt động ủy quyền giữ vai trò làm chứng.
– Trong trường hợp hai bên không có người làm chứng mà có tranh chấp thì toà án vẫn chấp nhận và căn cứ vào văn bản này để xử lý. Vì cả hai bên đã có thỏa thuận cùng với các nội dung không vi phạm vào pháp luật của pháp luật hiện hành.

Chibi Blog

một blogger từng học công nghệ thông tin thích chia sẻ kiến thức, đam mê công nghệ, thích ca hát, chơi guitar và yêu thể thao